Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Công khai bỏ phiếu tín nhiệm

Công khai bỏ phiếu tín nhiệmHàng năm, Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ... Người không đủ phiếu tín nhiệm 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét miễn nhiệm hoặc từ chức.
> Ủy ban Thường vụ sẽ chuẩn bị việc bỏ phiếu tín nhiệmChiều 21/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có tờ trình về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo đó, hoạt động của Quốc hội hiện có một số hạn chế như quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa phù hợp; quy trình làm luật chưa đồng bộ, thực hiện chưa nghiêm; quy trình giới thiệu nhân sự, thẩm tra, bầu, phê chuẩn còn một số điểm chưa thật hợp lý; tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội hiệu quả chưa cao...

Ảnh: N.AKỳ họp này sẽ chưa xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: QH.Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, hằng năm sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai và người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức.

Tán thành đề xuất về bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, cần cân nhắc việc dùng khái niệm "bỏ phiếu tín nhiệm" hay "lấy phiếu tín nhiệm".

Theo ông Lý, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Còn Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu chủ trương "lấy phiếu tín nhiệm" đối với một số chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Tiến Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét